10 điều cần biết để đi tham gia xuất khẩu lao động Đài Loan làm việc năm 2019

Ngày nay, Xuất khẩu lao động đã và đang trở thành một hướng đi mới. Người lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động tăng nhanh. Để mọi người hiểu biết thêm về xuất khẩu lao động Đài Loan, cũng như tránh bị lừa và chia sẻ cho nhau đọc để hiểu về quyền lợi của lao động tại Đài Loan. Tôi xin gửi tới các bạn những điều cần lưu ý sau đây:
                                  Xuất khẩu lao động Đài Loan
  1. Thời gian làm việc
Theo quy định tại Luật Tiêu chuẩn lao động của Đài Loan thì người lao động sẽ làm không quá 08 tiếng/ ngày, 40 tiếng/tuần, lao động làm việc liên tục 04 tiếng phải có ít nhất 30 phút nghỉ ngơi, trong mỗi 07 ngày được nghỉ ít nhất 02 ngày, trong đó 01 ngày nghỉ bắt buộc và 01 ngày nghỉ thông thường. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề được cơ quan có thẩm quyền cho phép, người lao động có thể điều chỉnh ngày nghỉ bắt buộc khi có sự đồng ý của Công đoàn hoặc sự nhất trí của hội nghị giữa người lao động và công ty chủ quản.
30 ngày nghỉ bệnh đầu tiên có giấy chứng nhận của bác sĩ thì được hưởng ½ hay nữa tháng lương.
2.  Được kí hợp đồng với chủ sử dụng lao động
Trước khi người lao động nhập cảnh thì người lao động đã được ký hợp đồng với chủ sử dụng lao động, trong hợp đồng phải giới thiệu rõ về công việc, thời gian, lương, chi phí ăn ở, các quy định chung,….một cách thật cụ thể chi tiết. Mỗi bên sẽ giữ một bản để tránh những việc tranh chấp xảy ra, cũng như để bảo vệ cho người lao động.
  1. Bảo hiểm
  2. Tất cả Công Nhân xuất khẩu lao động Ðài Loan đều phải đóng bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm lao động mỗi tháng,
  3. Các Công Nhân làm việc nội trợ hay chăm sóc bệnh nhân cũng phải đóng bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm lao động.
  4. Thời hạn được lưu trú
Theo qui định của luật lao động Đài Loan, người lao động ký hợp đồng với lao động nước ngoài theo hạn là 03 năm, khi hết hạn hợp đồng đầu tiên, nếu muốn thuê tiếp thì chủ sử dụng lao động được xin gia hạn thêm là 03 năm, với điều kiện là người lao động phải làm việc tốt, không vi phạm pháp luật và tối đa kéo dài hợp đồng là 12 năm, nhưng phải xuất cảnh về nước khi hết hợp đồng 3 năm sau đó mới tái nhập cảnh làm việc lại. Trong khi đi xkld Nhật Bản thường thì chỉ được đi 3 năm.
  1. Tiền thuế
Tất cả lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan đều phải nộp thuế thu nhập theo qui định của pháp luật nước sở tại:
  • Lao động nước ngoài bị khấu trừ trực tiếp 20% tiền thuế vào lương cho 6 tháng đầu tiên làm việc tại Đài Loan
  • Công nhân sẽ phải đóng 6% tiền thuế trích ra từ lương nếu đã làm việc tại Đài Loan trên 6 tháng
  • Hạn cuối cùng để kê khai thuế là tháng 3 hàng năm
  • Tiền thuế sẽ được trả lại vào tháng 9 hàng năm
  • Quyền lợi khi bị tai nạn trong lúc làm việc:
  • Chủ nhân không có quyền đuổi hay trả Công nhân về nước sau khi Công nhân gặp tai nạn. Công nhân có quyền ở lại và điều trị tại Ðài Loan cho đến khi lành bệnh,
  • Chủ nhân phải bồi thường các chi phí nhà thương và thuốc men cho Công nhân,
  • Chủ nhân phải trả lương cho Công nhân khi còn ở bệnh viện và trong suốt thời gian điều trị,
  • Nếu Công nhân bị tàn phế do tai nạn lao động gây ra, họ sẽ được bồi thường dựa vào mức độ nặng nhẹ,
  • Nếu bị tử thương vì tai nạn trong lúc làm việc, thân nhân của nạn nhân được trả 45 tháng lương trung bình của Công nhân làm việc khi còn sống.
  • Người lao động được chuyển chỗ làm
Người lao động sẽ được chuyển chỗ làm nếu nằm trong những lí do sau đây:
  • Làm việc 03 tháng không được nhận lương, công ty bị phá sản,
  • Chủ sử dụng lao động điều đến một nước khác, công việc được giao không giống như trong hợp đồng,
  • Bị chủ sử dụng lao động quấy rối tình cảm
                                Xuất khẩu lao động Đài Loan
  1. Gửi tiền vào trương mục tiết kiệm
  2. Chủ nhân không được tự ý trích tiền lương của Công nhân và gửi vào ngân hàng tiết kiệm mỗi tháng khi không được sự đồng ý của Công nhân.
  3. Nếu trước kia Công nhân đã đồng ý cho chủ nhân trích tiền lương của mình và gửi vào ngân hàng tiết kiệm mỗi tháng, họ có quyền hủy bỏ sự đồng ý này bất cứ lúc nào họ muốn.
  4. Điều kiện ăn, ở
  5. Chủ thuê hoặc môi giới khi đổi chỗ ở của bạn, phải thông báo ngay cho Cục Lao động địa phương. Nếu họ tự ý đổi chỗ ở (ví dụ: đưa bạn từ chỗ chủ thuê đến chỗ môi giới) của bạn là không hợp pháp.
  6. Nếu bạn muốn chuyển ra ngoài thuê nhà ở, bạn cần thông báo cho Văn phòng Sở Di dân biết và được sự đồng ý của Bộ Lao động.
  7. Nếu chưa hay không có sự đồng ý của Văn phòng Sở Di dân và Bộ Lao động, bạn không được tự ý ra ngoài ở.
  8. Vài điều cần lưu ý
  9. Khi đến Ðài Loan làm lao động, anh chị phải mang theo Hợp đồng mà anh chị đã ký khi còn ở Việt Nam. Khi có những bất đồng, anh chị phải dựa vào những điều khoản đã được ký kết để tranh đấu cho quyền lợi của mình.
  10. Anh chị phải giữ lại tất cả biên nhận lãnh lương của mình để làm bằng chứng sau này khi có những tranh cãi về tiền lương, tiền thuế, tiền bảo hiểm sức khỏe hay bảo hiểm lao động hoặc những mục khấu trừ của chủ nhân mà anh chị thấy không rõ ràng hay không hiểu và muốn làm sáng tỏ.
 
 ** * Trên đây là những lưu ý về xuất khẩu lao đông Đài Loan mà tôi cung cấp tới các bạn. Chắc hẳn chúng ta không ai muốn mình gặp phải những rắc rối khi đi làm việc tại nước ngoài đúng không? Để hạn chế những điều đó xảy ra, các bạn cần bổ sung, tích lũy thêm những kiến thức, hiểu biết, kỹ năng xử lý các tình huống xảy ra bất ngờ …
Bên cạnh đó các bạn còn cần tìm được những đơn vị xuất khẩu lao động Đài Loan uy tín, nơi có thể đặt niềm tin và tương lai của mình vào họ. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích nhiều cho những bạn đã và đang có ý định lấy thị trường Đài Loan làm mục tiêu xuất khẩu lao động.
Tags:,