Liên hệ
Tin tức mới
Tại sao cần phải làm con dấu tên khi đi du học Nhật Bản?
Ở Nhật Bản, tên riêng của người và các địa danh đều được viết bằng hán tự là chữ Kanji, và khác với các quốc gia khác người Nhật sử dụng con dấu Inkan thay cho chữ ký của bản thân trên những giấy tờ, hồ sơ. Mỗi người ngoại quốc học tập và sinh sống tại Nhật đều phải có ít nhất một con dấu tròn 9mm màu đỏ hoặc 2 con dấu gồm một dấu 9mm và 1 dấu 6mm.
Lịch sử con dấu ở Nhật Bản
Con dấu đầu tiên ra đời là vào thời Nara ở thế kỉ thứ 8 và chỉ có Nhật Hoàng mới được sử dụng con dấu trên những chỉ dụ được Nhật Hoàng ban ra. Đến thế kỉ 15, thời Chiến quốc Sengoku, con dấu được các lãnh chúa sử dụng, nó biểu tượng cho quyền lực, người chiến thắng.
Đến thế kỷ 17, thời Edo con dấu bắt đầu được các nhà thương nhân sử dụng trong giao dịch, buôn bán.
Đến thời Minh trị đất nước phát triển theo chủ trương văn minh phương tây, do đó con dấu được sử dụng rộng rãi trong toàn dân. Cho đến tận ngày nay, con dấu Inkan được sử dụng phổ biến, mỗi người dân ở Nhật Bản ai cũng có con dấu tên cho riêng mình. Các loại con dấu Inkan
Có 3 loại con dấu được sử dụng trong các trường hợp khác nhau:
Jitsuin là con dấu phải được đăng ký chính thức với chính quyền địa phương. Người Nhật dùng nó trong các loại giấy tờ quan trọng như giấy kết hôn, giấy khai sinh, chứng tử, mua bán xe hơi… Đây là con dấu quan trọng nhất và có tính bảo mật cao nhất. Người Nhật có thói quen đựng con dấu Jitsuin của mình trong một chiếc hộp trang trí hoa văn rất đẹp. Vì tính bảo mật cao nên con dấu Jitsuin phải được cất giữ cẩn thận, nhiều người gửi nó trong tủ bảo hiểm ở ngân hàng.
Ginkoin là cách gọi đối với Inkan có hiệu lực trong lĩnh vực ngân hàng. Người Nhật dùng con dấu Ginkoin đã đăng ký để mở tài khoản ngân hàng hoặc thực hiện các giao dịch có liên quan. Khi cần rút tiền tiết kiệm, khách hàng dùng Ginkoin để đóng dấu thay cho chữ ký mẫu.
Mitomein được sử dụng trong các công việc trao đổi hàng ngày như giao hàng, xác nhận thư từ, bưu phẩm… Con dấu Mitomein có tính bảo mật thấp, chúng được làm bằng gỗ thường và được bán rộng rãi tại các cửa hàng.
Khắc gì lên con dấu? Thông thường người ngoại quốc khi đến học tập và sinh sống tại Nhật Bản có thể khắc Tên hoặc Họ của mình, nhưng tên/ họ đó phải được ghi trên giấy tờ đăng ký người nước ngoài. Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật, họ chỉ giao tiếp bằng Họ vì vậy người Nhật sẽ khắc Họ của mình lên con dấu Inkan bằng chữ Kanji.
Vậy du học sinh khi sang đấy học tập cần phải có 1 con dấu Inkan để sử dụng thay chữ kí. Khi đăng kí đi du học Nhật Bản tại Công ty Quinn Hà Nội, sẽ được công ty làm cho con dấu tên để mang đi. Sang bên đó các bạn chỉ cần mua thêm lọ mực đổ vào để sử dụng khi hết mực.
Liên hệ : Công ty TNHH Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ Quinn Hà Nội
Địa chỉ : Số 49, phố Vệ Hồ, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội
Hotline : 0362.046.120
Lịch sử con dấu ở Nhật Bản
Con dấu đầu tiên ra đời là vào thời Nara ở thế kỉ thứ 8 và chỉ có Nhật Hoàng mới được sử dụng con dấu trên những chỉ dụ được Nhật Hoàng ban ra. Đến thế kỉ 15, thời Chiến quốc Sengoku, con dấu được các lãnh chúa sử dụng, nó biểu tượng cho quyền lực, người chiến thắng.
Đến thế kỷ 17, thời Edo con dấu bắt đầu được các nhà thương nhân sử dụng trong giao dịch, buôn bán.
Đến thời Minh trị đất nước phát triển theo chủ trương văn minh phương tây, do đó con dấu được sử dụng rộng rãi trong toàn dân. Cho đến tận ngày nay, con dấu Inkan được sử dụng phổ biến, mỗi người dân ở Nhật Bản ai cũng có con dấu tên cho riêng mình. Các loại con dấu Inkan
Có 3 loại con dấu được sử dụng trong các trường hợp khác nhau:
Jitsuin là con dấu phải được đăng ký chính thức với chính quyền địa phương. Người Nhật dùng nó trong các loại giấy tờ quan trọng như giấy kết hôn, giấy khai sinh, chứng tử, mua bán xe hơi… Đây là con dấu quan trọng nhất và có tính bảo mật cao nhất. Người Nhật có thói quen đựng con dấu Jitsuin của mình trong một chiếc hộp trang trí hoa văn rất đẹp. Vì tính bảo mật cao nên con dấu Jitsuin phải được cất giữ cẩn thận, nhiều người gửi nó trong tủ bảo hiểm ở ngân hàng.
Ginkoin là cách gọi đối với Inkan có hiệu lực trong lĩnh vực ngân hàng. Người Nhật dùng con dấu Ginkoin đã đăng ký để mở tài khoản ngân hàng hoặc thực hiện các giao dịch có liên quan. Khi cần rút tiền tiết kiệm, khách hàng dùng Ginkoin để đóng dấu thay cho chữ ký mẫu.
Mitomein được sử dụng trong các công việc trao đổi hàng ngày như giao hàng, xác nhận thư từ, bưu phẩm… Con dấu Mitomein có tính bảo mật thấp, chúng được làm bằng gỗ thường và được bán rộng rãi tại các cửa hàng.
Khắc gì lên con dấu? Thông thường người ngoại quốc khi đến học tập và sinh sống tại Nhật Bản có thể khắc Tên hoặc Họ của mình, nhưng tên/ họ đó phải được ghi trên giấy tờ đăng ký người nước ngoài. Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật, họ chỉ giao tiếp bằng Họ vì vậy người Nhật sẽ khắc Họ của mình lên con dấu Inkan bằng chữ Kanji.
Vậy du học sinh khi sang đấy học tập cần phải có 1 con dấu Inkan để sử dụng thay chữ kí. Khi đăng kí đi du học Nhật Bản tại Công ty Quinn Hà Nội, sẽ được công ty làm cho con dấu tên để mang đi. Sang bên đó các bạn chỉ cần mua thêm lọ mực đổ vào để sử dụng khi hết mực.
Liên hệ : Công ty TNHH Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ Quinn Hà Nội
Địa chỉ : Số 49, phố Vệ Hồ, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội
Hotline : 0362.046.120